Chế độ ông Putin vẫn đang cấm sách Chuyển Pháp Luân

Có một vấn đề mang tính quốc tế mà không phải học viên Pháp Luân Công nào cũng lưu tâm: nước Nga dưới chế độ ông Putin đã và đang cấm lưu hành sách Chuyển Pháp Luân – quyển sách chủ đạo của môn tập luyện tâm linh Pháp Luân Đại Pháp (tên gọi khác là Pháp Luân Công).

Theo mạng tin Minh Huệ, một mạng tin chuyên đưa tin tức cập nhật về việc bức hại học viên Pháp Luân Công, một tòa án khu vực vào tháng 2 năm 2008 đã ra phán quyết sách Chuyển Pháp Luân và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công là “cực đoan” và kể từ đó đến nay, chế độ ông Putin vẫn liên tục có các hành vi ngăn trở, bắt bớ, lục soát, can nhiễu đến quyền tập luyện hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công tại Liên Bang Nga.

Các báo cáo chi tiết có rất nhiều, một vài nguồn tham khảo từ Minh Huệ, Epoch Times:

http://vn.minghui.org/news/28415-fdic-duoi-ap-luc-cua-trung-quoc-nga-han-che-cac-quyen-loi-doi-voi-phap-luan-cong.html

http://vietdaikynguyen.com/v2/component/content/article/1-world/1597-nga-lay-luc-bac-kinh-truoc-hoi-nghi-apec

http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/putin-meets-chinese-regime-leaders-in-beijing-248406.html

http://fofg.org/2012/08/under-chinese-pressure-russia-restricts-falun-gong-rights/

  • RT DOT COM VÀ BÀI BÁO XUYÊN TẠC PHÁP LUÂN CÔNG

Năm 2005, chính phủ Nga đã đứng sau hậu thuẫn thành lập một mạng truyền thông đa ngôn ngữ Russia Today (tên khác là RT dot Com) như là một vũ khí “mềm” phản công lại Mỹ và phương Tây. Sự bành trướng của mạng tin này liên tục khiến Mỹ và châu Âu, chủ yếu là Anh Quốc, đứng ngồi không yên. Nói một cách ngắn gọn, bất cứ ai dám công khai hoặc ngụ ý đả kích truyền thông chủ lưu của phương Tây thì đều nghiễm nhiên trở thành “khách mời danh dự” của RT dot Com. Các ví dụ điển hình có thủ lĩnh Hezbolla Hassan Nasrallah và người sáng lập Wikileaks Julian Assange. Sắp tới có thể có điệp viên CIA hiện đang bị kết tội phản quốc Edward Snowden.

RT dot Com sẽ không đáng là cái tên được nói đến nếu như mạng tin này không cho đăng một bài báo xuyên tạc, bóp méo và vu khống trắng trợn Pháp Luân Công và người sáng lâp Pháp Luân Công – Lý Hồng Chí tiên sinh.

Vào ngày 28/3/2014, RT dot Com trong mục Op-Edge, một mục bình luận thể hiện quan điểm, đã cho đăng bài của Caleb Maupin với tiêu đề “Xi Jinping’s fears and liberal anti-China crusades” (Nỗi sợ hãi và cuộc thập tự chinh tự do của Tập Cận Bình). Giật tít là như vậy, nhưng trong bài Caleb không mấy đề cập đến ông Tập. Thay vào đó, y liên tục viết ra những lời công kích, vu khống và xuyên tạc Pháp Luân Công, người sáng lập Pháp Luân Công, và cả vị Đạt Lai Lạt Ma lưu vong của Tây Tạng. Những gì Caleb nói không gì khác hơn là lặp lại có chủ ý các tuyên truyền lừa mỵ của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm bôi bẩn, hạ uy tín Pháp Luân Công cùng các nhóm người bị bức hại vì đức tin khác ở Trung Quốc, mục đích là hợp pháp hóa cho các hành động bức hại vô nhân đạo, đánh kinh tởm của một nhà nước lên những người dân tay không tấc sắt.

Nhắm mắt làm ngơ trước hiện thực đen tối và bộ mặt thân Trung Cộng của RT dot Com, một người Mỹ tự nhận là một “chiến sỹ đấu tranh cho tự do internet” đã phát biểu “Welcome Russia Today” một cách đầy hình tượng.

Mỉa mai và chua xót thay, người Mỹ này lại ra giữa đường ngồi xếp bằng kết ấn, hô to 3 chữ “Pháp Luân Công” và lôi kéo các học viên Pháp Luân Công vào một cuộc chơi chính trị đầy thủ đoạn và mưu mô trí trá. Người này không nhận ra mình đang gây nên các tội ác lớn đến nhường nào. Bây giờ không hoàn trả thì tương lai cũng sẽ phải hoàn trả.

  • TỪ NGỮ VÀ HÌNH TƯỢNG

Trong một bài bình luận chuyên sâu có tiêu đề “Liệu Đế Quốc Nga sẽ hồi sinh?” của tiến sỹ Cesar Chelala đăng trên Việt Đại Kỷ Nguyên ngày 16/1 có đoạn :

Ti nước Nga, t ng và hình tượng còn quan trng hơn c hin thc. Ông Putin, dù có là Tng thng hay là Th tướng, thì ông cũng liên tc lp đi lp li vic dùng các hình tượng đ cng c s ng h cho các chính sách ca ông ta. Mt trong nhng hình tượng này là ý tưởng nước Nga như mt pháo đài b cô lp, b bao vây bi các k thù đy quyn lc, đc bit là Hoa Kỳ.

Ở nước Mỹ có một người cũng rất yêu thích “từ ngữ và hình tượng” giống như ông Putin, đó là ông Chris Kitze – CEO của công ty Unsene Inc., một công ty đầy tranh cãi chuyên về các dịch vụ bảo mật riêng tư trên internet.

Tuy chỉ mới ra đời vào giữa năm 2013 nhưng công ty Unsene và dịch vụ Unseen của họ đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận giữa các người dùng về tính chân thực và độ bảo mật. Thật trớ trêu là chính ông Chris khi đang đương chức CEO của Unsene thì ông này còn đồng thời đảm nhiệm luôn chức vụ Director của một công ty cung cấp dịch vụ thông tin cá nhân khác tên Intelius. Điều này đã được tôi đề cập đến trong bài “chào Mâu bán Thuẫn” đăng cách đây ít hôm.

Tôi cũng đã viết một bài phân tích về các mánh lới marketing của Chris và Biệt Đội Unseen trong bài “Marketing thương hiệu – bài học nhãn tiền từ Công ty Unsene“. Trong đó có đoạn nói về việc vào giữa năm 2013, Unseen (khi đó lấy tên Unsene) đã phải viện đến hình thức crowdfunding để gây quỹ 30.000 USD nhằm duy trì sự tồn tại. Thế nhưng mới chỉ gây quỹ được 18% và trải qua 1 tháng, Biệt Đội Unseen đã thình lình đóng lại chiến dịch gây quỹ và Chris đã để lại comment “Welcome Russia Today” như trích dẫn ở trên.

Nhiều người hẳn sẽ thắc mắc tại sao Chris phát biểu một lời hoàn toàn không liên quan gì đến việc crowdfunding như vậy, rồi người ta cũng thắc mắc tại sao ông này lại có thể “chào mâu bán thuẫn” kịch cỡm thế kia. Câu trả lời hé lộ không lâu sau đó, giải đáp cho khoản tiền nhiều triệu USD mà Biệt Đội Unseen nhận được một cách bất ngờ khiến họ đóng chiến dịch gây quỹ 30.000 USD không hối tiếc, và cũng phần nào lý giải cho việc không hề “chơi chữ” nữa khi công khai ý đồ bằng việc đổi tên Unsene thành Unseen.

Thời điểm Unseen đóng tài khoản Indiegogo là ngày 9/8/2013 và 2 tuần sau đó, ngày 23/8/2013, CEO của Unseen đã xuất hiện trong bài phỏng vấn đăng trên RT dot com công khai chỉ trích Mỹ trong việc do thám người dân.

Bài phỏng vấn có tiêu đề “Privacy rights don’t exist in US anymore“. Trong bài này Chris Kitze không ngần ngại bày tỏ sự tán dương cho hành động bị quy kết tội phản quốc của điệp viên CIA Edward Snowden. Như đã nói ở trên, việc yêu thích biểu lộ các kiểu “ngụ ý” thông qua “từ ngữ và hình tượng” của Chris Kitze khá phù hợp với lời nhận xét của tiến sĩ Cesar về ông Putin. Phải chăng Chris đã “lọt vào mắt xanh” của Putin? Chris Kitze và Biệt Đội Unseen của mình sẽ nhận được “món quà Giáng sinh” hấp dẫn ra sao từ điện Kremlin?

Lọt vào mắt xanh của ông Putin có lẽ không dễ, giữ được nằm trong tầm mắt của ông lại còn khó hơn. Thế nên vị đội trưởng trên danh nghĩa của Biệt đội Unseen này cần liên tục thể hiện, bằng chứng là từ tháng 8/2013, Chris liên tục xuất hiện trong các bài phỏng vấn với RT dot com, và mỗi lần xuất hiện đều không quên biểu hiện các cú “đá giò lái” về phía Nhà Trắng và phương Tây.

Những người làm việc mờ ám thường sẽ luôn có các biểu hiện lố bịch, giấu đầu lòi đuôi. Chỉ có quang minh chính đại mà làm thì mới không có tì vết. Trung Cộng cũng hiểu điều này, thế nên chúng không ngừng đặt điều vu khống, dựng chuyện, lập mưu hãm hại, bôi nhọ thanh danh Pháp Luân Công và học viên Pháp Luân Công chân chính – những người mà chúng biết không thể bới ra tì vết mà công kích.

  • LẠI VẪN LÀ LỐ BỊCH

Bài phỏng vấn gần đây nhất của Chris với RT dot com là vào ngày 5/1/2015 có tiêu đề “‘It’s just getting started’: Cyberattacks becoming increasingly sophisticated”. Trong đoạn cuối bài, Chris đã cố tỏ ra xu nịnh và lấy lòng điện Kremlin một cách thái quá, dẫn đến phát ngôn nhăng cuội, lố bịch, hoàn toàn phản kỹ thuật. Phóng viên RT tung lên, Chris hứng xuống, 2 bên cao hứng mà nói ra những điều vô lý, kệch cỡm. Chúng ta ai cũng biết nước Nga là nơi phát xuất của nhiều hacker nổi tiếng. Trên bản đồ an ninh mạng toàn cầu, nước Nga cũng là một vùng bị bôi đỏ, cùng với Trung Quốc, Triều Tiên. Ấy vậy mà ông Chris – một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lãnh vực bảo mật, lại phát biểu một câu thật không tường “Ngày nay hầu hết [các cuộc tấn công] là qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc, còn các nơi khác thì khá yên ắng – không có cái nào xuất phát từ Nga, không có cái nào từ Iceland và châu Âu thì khá yên ắng”.

Quả thật ai đó có muốn nghĩ lạc quan đến mấy cũng khó mà hình dung được sự lố bịch của đội trưởng Biệt đội Unseen. Còn nhớ một sự việc tương tự cũng đã được phơi bày khi Chris và đội của ông ta bằng cách nào đó đăng được một bài báo lên Epoch Times Anh ngữ, nội dung phần trước là phân tích hoàn toàn lố bịch và phản kỹ thuật về việc server của Unseen bị NSA Mỹ, GCHQ Anh tấn công “trong 3 ngày”, và phần sau không gì khác hơn là tự quảng cáo “chúng tôi hay ra sao”. Chỉ cần ai đó có chút kiến thức căn bản về mạng máy tính sẽ nhận ra ngay sự xảo trá trong việc dùng công cụ My Traceroute để chứng minh cho việc server bị chặn. Phân tích cho việc này tôi cũng đã trình bày chi tiết trong bài viết “Marketing thương hiệu – bài học nhãn tiền từ Công ty Unsene“.

  • BIỆT ĐỘI UNSEEN MUỐN LÀM GÌ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG ?

Kịch bản lạc quan nhất : TIỀN

Kịch bản xấu nhất : LỬA GIẢ

Như những đàn ong chăm chỉ, cần mẫn, không quản ngại gian khổ, thậm chí hiểm nguy, mang trong tim niềm tin vào CHÂN – THIỆN – NHẪN, học viên Pháp Luân Công ở khắp nơi trên thế giới đang cả ngày lẫn đêm không ngừng nói rõ sự thật, chứng minh hình ảnh toàn thiện của Pháp Luân Công và vạch rõ bộ mặt tà ác của Trung Cộng. Ở các nước phương Tây, truyền thông nhắm vào giới chủ lưu đang là một kênh hiệu quả để truyền đạt sự thật về Trung Quốc và cuộc bức hại cho mọi người trong xã hội. Chỉ có hiểu ra sự thật, người ta mới góp từng cánh tay để chấm dứt nó, mới hiểu ra một tương lai tươi sáng hơn không chỉ cho người Trung Quốc mà còn là cho người dân ở khắp nơi trên thế giới.

Vậy thì việc Biệt Đội Unseen khoác lên cái áo Pháp Luân Công, đi khắp nơi liên tục công kích giới chủ lưu ở xã hội Tây phương, vừa úp vừa mở gán ghép các hành động mờ ám của họ cho Pháp Luân Công, mục đích thực sự của việc làm này là gì? Phải chăng là để gây thêm hiềm khích, khiến giới chủ lưu tây phương nghĩ không tốt về Pháp Luân Công, là để nhen nhóm củi than, chờ dịp thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn, lặp lại theo một cách tinh vi hơn vụ “tự thiêu của thế kỷ” tại Thiên An Môn năm nào?

Thật may, trong cuộc chiến giữa chánh và tà, cái thiện luôn chiến thắng. Ngày 30/1/2015, Nhà Trắng đã chính thức phản hồi cho thư thỉnh nguyện điều tra hành vi mổ cướp nội tạng vô nhân tính của Trung Cộng. Trong thư hồi đáp, Nhà Trắng – có thể tiêu biểu cho giới chủ lưu của tây phương – đã biểu lộ sự phản đối và lên án hành động này, chính thức yêu cầu Trung Cộng phải chấm dứt hành vi phản nhân loại này. (Nguồn : http://vietdaikynguyen.com/v3/33031-nha-trang-chinh-thuc-hoi-dap-thu-thinh-nguyen-dieu-tra-hanh-vi-mo-cuop-noi-tang-cua-trung-cong/)

chriskitze2

Chris Kitze – đội trưởng Biệt đội Unseen – trên kênh Russia Today (RT)

(Nguồn: Blog Midori Ziren)

One thought on “Chế độ ông Putin vẫn đang cấm sách Chuyển Pháp Luân

  1. Pingback: Biệt đội Unseen (4): Kẻ buôn sách – BLOG của Thiên Hà

Leave a comment